Đối với bệnh nhân khớp, đường tiêu hóa luôn luôn là “cánh cửa” để đưa thuốc khớp vào cơ thể. Nhưng không phải lúc nào “cánh cửa” này cũng hoạt động tốt mà nhiều lúc cũng bị hư hại, ảnh hưởng đáng kể đến việc sử dụng thuốc khớp. Nếu bạn đang đau khớp mà cần phải đi du lịch.



Với những người hay bị đau nhức xương khớp, việc phải chịu đựng thêm các cơn đau dạ dày là “như cơm bữa”. Giữa hai bệnh này không có cơ chế liên quan, mà nguyên nhân chủ yếu là do người bệnh tùy tiện dùng các thuốc chữa bệnh khớp có tác dụng phụ lên dạ dày.

Tránh vỏ dưa gặp… vỏ chuối

Tình trạng đau nhức xương khớp thường bắt đầu xuất hiện sau tuổi 30 và nặng dần theo thời gian. Cơn đau có thể âm ỉ, nhức nhối hoặc dai dẳng khiến người bệnh vô cùng khổ sở.

Mỗi khi xương khớp đau nhức, người bệnh hay vội tự xử lý bằng nhiều phương pháp khác nhau, từ dân gian, truyền miệng đến các thuốc điều trị, bất chấp những cảnh báo về tác dụng phụ mà thường gặp nhất là đau dạ dày.

PGS-TS-BS Lê Anh Thư, Phó Chủ tịch Hội Thấp khớp học Việt Nam, cho biết người bệnh xương khớp thường lạm dụng các loại thuốc kháng viêm giảm đau có tác dụng phụ lên dạ dày như gây viêm loét, chảy máu, thủng dạ dày… Những thuốc này và cả những sản phẩm chữa bệnh xương khớp gắn mác Đông y hay thuốc “gia truyền” nhưng thành phần có thể bị trộn lẫn tân dược giảm đau như dexamethason, corticoid, morphin… có thể giúp bệnh nhân hết đau nhanh nhưng dùng lâu sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe. Đặc biệt là dexamethasone có tác dụng phụ gây tổn thương niêm mạc dạ dày, xuất huyết dạ dày, phù, teo cơ, đái tháo đường, suy thượng thận…



Một số sản phẩm chứa glucosamin cũng có thể có tác dụng phụ gây rối loạn tiêu hóa, cảm giác cồn cào, buồn nôn. Đối với trường hợp có sẵn bệnh lý tim mạch, tiểu đường, khi sử dụng glucosamine cũng cần hỏi ý kiến bác sĩ.

Tóm lại, việc phát hiện sớm các tổn thương dạ dày - tá tràng ngay từ trước khi dùng thuốc khớp, việc lựa chọn thuốc khớp và chế độ điều trị phù hợp với từng bệnh nhân cũng như tích cực theo dõi tác dụng phụ trên dạ dày - tá tràng của các thuốc khớp cho phép nâng cao độ an toàn của thuốc trên đường tiêu hóa. Đặc biệt cần lưu ý ưu tiên lựa chọn các thuốc ức chế chọn lọc COX-2 như celebrex, mobic, bnalgesin ở những đối trượng bệnh nhân có nguy cơ cao.

Một số phương pháp chữa đau nhức xương khớp

Hiện tại, có nhiều cách chữa đau nhức xương khớp. Mỗi phương pháp đều có ưu, nhược điểm khác nhau. Cụ thể:

Thay đổi lối sống

- Người bị viêm khớp nên có chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung nhiều canxi trong bữa ăn

- Thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao

- Giữ cho tâm lý thoải mái, có chế độ nghỉ ngơi hợp lý

- Không nên vận động quá sức và mang vác nặng.


Nguồn tin từ : Xương khớp Jexmax , báo Lao Động