Không còn quá xa lạ, cục đẩy công suất là 1 phần không thể thiếu trong những bộ dàn karaoke cao cấp, uy lực mạnh mẽ. Tuy nhiên không đơn giản chỉ với mục đích kéo đẩy 1 đôi loa có công suất lớn, những tính năng đi kèm cũng vô cùng quan trọng. Hiểu rõ những chức năng như vậy không chỉ là khám phá, mà còn giúp chúng ta phần nào bước chân vào giới kỹ thuật căn chỉnh. Các bạn có tin rằng chỉ với 1 nút gạt chúng tôi có thể kích âm lượng của hệ thống lên gấp đôi mà không cần bất cứ 1 động chạm vào hệ thống xử lý trung tâm ? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về cục đẩy công suất và các tính năng của nó nhé.

>>> Tham khảo cục đẩy công suất khác tại : https://amthanhgiadinh.com/cuc-day-cong-suat

1. Không chỉ đơn giản là kết nối dây loa qua cọc đỏ (+) và đen (-)
Điều rõ ràng mà chúng ta thấy đầu tiên đó là phía sau công suất luôn có 2 đường output. 1 Đường đỏ, đen truyền thống, 1 đường speakon. Đường speakon vô cùng khác biệt, có 2 dạng chính thường được sử dụng là 2 chân và 4 chân. Các jack 4 chân sử dụng cho phương pháp đấu nối tiếp thường thấy ở những dàn âm thanh chuyên nghiệp ( trường hợp đặc biệt có thể sử dụng đến jack 8 chân ). Vậy thì tác dụng của đường kết nối này là gì ? Dạng kết nối jack speakon sử dụng trong trường hợp hệ thống di chuyển liên tục ví dụ như âm thanh biểu diễn, yêu cầu thao tác nhanh và tránh các yếu tố tác động bên ngoài chủ yếu là nước tới dây loa gây chập cháy. Với những bộ dàn karaoke gia đình hoặc quán hát kinh doanh, việc di chuyển gần như là không có, do đó việc không sử dụng jack speakon giúp tiết kiệm chi phí 1 cách khá đáng kể.

2. Tìm hiểu về cục đẩy công suất : không đơn giản chỉ là stereo mode.
Có lẽ rất ít người trong số chúng ta quan tâm tới vấn đề này. Ai cũng nghĩ : việc này là của mấy ông lắp đặt âm thanh chứ, miễn sao hay với tôi là được. Đây là điều hoàn toàn sai lầm !!! Thiết bị là của các bạn, các bạn bỏ tiền ra sở hữu nó mà không biết cách sử dụng nó, vậy có phải là các bạn đang ném tiền qua cửa sổ không ? Không những thế, khi chúng ta nắm rõ vấn đề này, hoàn toàn có thể đánh giá người kỹ thuật đó có trình độ chuyên môn tốt hay không, việc bạn bỏ tiền ra mua bộ dàn tại đây có đáng hay không ? Như thế là chúng ta đã có lợi phải không nào !!!
1 cục đẩy công suất luôn tích hợp 3 mode : stereo ( trái / phải. Ok điều này thì ai cũng quá rõ ràng rồi ), parallel ( song song ??? Cái này là cái gì vậy ??? ), Brigde ( bắc cầu hay còn gọi là đấu chập ??? Lại cái gì nữa vậy ??? )
  • Stereo : không nói về định dạng âm thanh, đây là dạng mode cơ bản trên bất kỳ 1 cục đẩy công suất nào : 1 vào 1 ra, 2 vào 2 ra, vào đâu thì ra đấy. Đó chính là khái niệm rõ ràng và dễ hiểu nhất với mode stereo.
  • Parallel : định dạng kết nối song song này có 1 chút khác biệt. Đó là : 1 vào 2 ra ( ở 1 số cục đẩy cao cấp, âm lượng có thể điều chỉnh độc lập cho từng đường ra ). Vậy thì mode này sử dụng khi nào là hợp lý. Tôi sẽ ví dụ như sau : bạn có 4 chiếc loa giống nhau và 2 chiếc công suất 2 kênh. Với mode stereo bạn sẽ mất 4 dây tín hiệu, không những thế khi bạn link từ công suất này tới công suất kia gây ra sự suy hao tín hiệu và hiện tượng trễ tín hiệu. Với mode parallel, mỗi công suất sẽ chỉ mất 1 dây tín hiệu và không phải link đi bất kì đâu cả, đồng nghĩa với việc âm thanh không bị suy hao và không bị trễ. Vậy thì cái nào hơn hẳn các bạn đã hiểu rõ.
  • Brigde : và mode cuối cùng mà chúng tôi muốn giới thiệu cho các bạn chính là nó. Cái này có sử dụng thường xuyên như stereo và parallel không ? Đáp án là có! Vậy thì áp dụng nó trong trường hợp nào ? Trước tiên hãy để tôi giải đáp rõ mode này cho các bạn hiểu đã nhé. Ví dụ : với 1 cục đẩy công suất 2 kênh có công suất đầu ra 1 kênh là 200W / 8 Ohms, 300W / 4 Ohms. Vậy khi chuyển sang mode brigde, công suất đầu ra lúc này sẽ là 600W / 4 Ohms. Wow!!! Thật là khủng khiếp phải không nào! Tuy nhiên để đạt được mức công suất này, thì công suất lúc này chỉ đơn giản là : 1 vào 1 ra !!! Lúc này CH1 sẽ đảm nhiệm cực dương (+), CH2 sẽ đảm nhiệm cực âm (-), được đấu nối ra loa theo công thức : cực dương sẽ là chân đỏ trên CH1, cực âm sẽ là dây đỏ ( hoặc đen ) trên CH2. Phương pháp này, chủ yếu sử dụng đối với công suất dành riêng cho loa sub, tạo nên áp lực âm thanh lớn hơn đến từ giải trầm, giúp tiếng trầm luôn căng và có uy lực mạnh mẽ.

3. 1 Nút gạt tăng gấp đôi cường độ âm thanh.
Đây chính là tính năng đặc biệt cuối cùng trên cục đẩy công suất. Thường được biết đến với định nghĩa : thay đổi độ nhạy tín hiệu chứ không phải là thay đổi công suất đâu nhé ! Thường có các mức giá trị : 0.774V – 1V – 1.4V. Các mức giá trị lần lượt tăng lên đồng nghĩa với việc độ nhạy tín hiệu sẽ giảm dần. Suy ra là tỉ lệ nghịch với nhau. Thường sử dụng với tình trạng những dòng loa có độ nhạy cực thấp hoặc tín hiệu đầu ra quá yếu. Chức năng này không gây ra tình trạng méo tiếng hay bất cứ trục trặc nào ở loa, chỉ đơn giản là khuếch đại tín hiệu mà thôi.
Qua bài viết trên, hy vọng phần nào đã giúp các bạn tìm hiểu về cục đẩy công suất là gì và các tính năng 1 cách ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Hãy tiếp tục theo dõi những bài viết tiếp theo của chúng tôi. Chúng tôi sẽ đưa ra thêm những bài viết kỹ thuật bổ ích và chất lượng nhất

>>> Nguồn : https://amthanhgiadinh.com