Đã là người mê Lan, chơi Lan, thưởng ngoạn Lan thì chắc chắn sẽ biết đến cái tên Lan Kiều Tím. Đây là loại hoa lan hồ điệp trắng được mệnh danh là loài đẹp nhất trong họ Thủy Tiên. Do đó, người người đổ xô nhau mua Lan Kiều Tím về trồng với hi vọng có những phút giây thư thái và an yên bên cạnh chúng và sở hữu vẻ đẹp đằm thằm ấy.

Hoa Kiều Tím không bền lắm chỉ khoảng 5-10 ngày nhưng hoa dạng chùm to, màu sắc tươi sáng nổi bật, nhất là khi nắng chiếu vào chùm hoa ta có cảm giác nó sáng rực lên cực kỳ đẹp. Do đặc điểm của vùng miền khác nhau mà cánh hoa có màu trắng hay màu tím. Hoa nở rộ vào mùa hè khoảng cuối tháng 5 đến giữa tháng 6 dương lịch, mùi hơi thơm ngọt.

Đặc điểm hình thái của lan kiều tím
– Lan Kiều Tím có tên khoa học là Dendrobium amabile, là loại hoàng thảo thuộc họ thủy tiên. Tại Việt Nam, nó còn có nhiều tên gọi khác nhau như: Thủy tiên Hường, Thuỷ tiên Tím. Đây là một loại phong lan rừng, rất phổ biến ở nước ta.
Xem thêm địa chỉ bán hoa lan tại tpHCM
– Lan Kiều Tím có thân cứng, tròn, màu xanh đen, thường dài 30 – 80 cm, dọc thân có rãnh, lá rất dày màu xanh thẫm và xanh tốt quanh năm. Lá tròn bầu dài chừng 10 cm – 12 cm, rộng 6 – 8 cm, loài này không có mùa nghỉ nên ít rụng lá vào mùa đông.

– Hoa mọc từng chùm dài 25 cm – 35 cm ở gần ngọn, đường kính chùm hoa khoảng 10 cm gồm nhiều bông đơn lẻ. Hoa màu hồng nhạt, cuống hoa và bầu dài 4 cm – 5 cm. Các lá đài hình mác, đỉnh hơi nhọn, dài 2,8 cm – 3 cm, rộng 1,4 cm – 1,6 cm. Cằm dài 0,4 cm – 0,8 cm, đỉnh tròn.

– Cánh hoa hình bầu dục, đỉnh tròn, dài 3 cm – 3,2 cm, rộng 1,9 cm – 2 cm, mép xẻ răng nhỏ. Môi hình gần tròn, dài và rộng 2,6 cm – 2,8 cm, viền trắng ở mép, giữa là 1 đốm màu vàng cam.

– Đặc điểm nhận dạng Lan Kiều Tím rất đơn giản: Khi có hoa thì cánh hoa có phớt hồng hoặc tím, cuống hoa cũng tương tự như thế. Khi chưa có hoa càng dễ phân biệt: Lan Kiều Tím thuộc loại thân to nhất họ nhà Kiều, lá cứng, dày nên chỉ cần sờ vào là biết được ngay.

Đặc điểm sinh trưởng của lan kiều tím
– Lan Kiều Tím là giả hành tích trữ nước, rễ của chúng phát triễn rất khỏe nên về cơ bản là khá dễ trồng. Chúng có thể coi là có sức sống mạnh mẽ nhất trong tất cả các loài Kiều khác.

– Do tác động của kí hậu thời tiết mỗi vùng khác nhau, Lan Kiều Tím cũng có vùng miền mặt hoa đẹp như Kiều Tím Thái Nguyên, Kiều Tím miền Trung (Kiều Tím Huế) hay kiều Tím Tây Bắc. Loại Kiều Tím có màu nhạt hơn thường được mọi người gọi là Kiều Hồng.

– Bên cạnh việc trồng làm cảnh trang trí thì Lan Kiều Tím còn có giá trị kinh tế cao, thu hút nhiều sự chú ý của người chơi Lan. Vì vậy, trồng Lan Kiều Tím giúp bạn kiếm được nguồn lợi nhuận cao, cải thiện chất lượng cuộc sống nhanh chóng.

Đặc điểm nổi bật của lan Kiều Tím
– Lan Kiều Tím có chùm hoa buông thõng dài 25 cm – 35 cm. Đặc biệt, chúng nổi bật với những chùm hoa to, dài khoảng 1 gang tay người lớn, bông chi chít khắp cây. Hoa đặc biệt nở vào cuối Xuân.

– Lan Kiều Tím ưa ẩm, ưa nắng, dễ dàng chăm sóc. Chúng có thể chịu nóng tới 38°C và lạnh tới 3.3°C.

– Lan Kiều Tím không bền lắm, chỉ khoảng 5 – 10 ngày nhưng hoa dạng chùm to, màu sắc tươi sáng đẹp mắt.

– Lan Kiều Tím khiến nhiều người mê mẩn bởi cho hoa nở đẹp cả một góc trời. Còn gì tuyệt vời hơn khi sở hữu chúng tại nhà để làm cảnh trang trí, y hệt như một tuyệt tác nghệ thuật.

– Lan Kiều Tím được xem là Lan đẹp nhất trong họ thủy tiên. Vì vậy chúng được rất nhiều người ưa chuộng và săn lùng khắp nơi, giữ được độ hot trong thời gian dài.
Tham khảo thêm hoa để bàn phòng khách tại đây: https://todaorchids.com/san-pham/cha...dep-sang-trong
Cách trồng và chăm sóc lan Kiều Tím
– Kiều Tím mới mua về nên cắt ngắn rễ cách gốc 3 cm – 5 cm, xối nước sạch, ngâm cả cây vào dung dịch Atonik hoặc B1 hoặc N3M (nhỏ thêm vài giọt thuốc trị nấm như Ridomil càng tốt, không có thì thôi) khoảng 1 – 2 tiếng rồi nhấc ra ghép.

– Có thể dùng dây nylon buộc, dùng đinh và ống dây tio đóng chặt phần gốc với giá thể cho thật chắc chắn.

– Ghép xong tránh mưa, treo nơi râm mát, hàng ngày tưới phun sương toàn bộ cây 1-2 lần tùy môi trường trồng khô hay ẩm, nhiều hay ít gió. Thấy khô có thể tưới, 1 tuần 1 lần ta lại phun B1 hoặc Atonik để kích rễ.

– Kiều Tím có bộ rễ khỏe, thân trữ nước nên khá dễ chăm sóc, nhưng cần chú ý rễ phải thoáng, không để sũng gốc, cây thường chết do thừa nước chứ không chết vì thiếu nước. Loài này chịu nắng khá tốt, khoảng 70 – 80% nhưng không ưa mưa nắng thất thường, mới ghép nên tránh mưa kẻo thối ngọn.

– Thời gian trước mùa ra hoa khoảng một tháng ta tưới nước lã ít đi nhưng vẫn phun NPK 10-30-10 một lần/tuần để kích hoa. Đồng thời đưa giò ra nơi nhiều nắng một chút, càng tưới nhiều nước lã hay thiếu nắng vào thời điểm này chúng sẽ không ra hoa, mà chỉ ra thân mầm.

– Sau mùa hoa, cây cần nhiều nước, ta lại đưa giò vào nơi ít nắng hơn, tưới nhiều hơn, bón phân bón lá NPK 30-10-10 hàng tuần để hỗ trợ phát triển sinh trưởng cho thân non mới lên.