Dữ liệu khách hàng trở thành một tài nguyên quý giá đối với các doanh nghiệp. Việc hiểu rõ về khách hàng, xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng đã trở thành chìa khóa giúp doanh nghiệp thành công trong thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Đó cũng chính là lý do tại sao Customer Data Platform đã ra đời để giúp cho doanh nghiệp quản lý dữ liệu khách hàng hiệu quả.

Ở bài viết này hãy cùng EZSale tìm hiểu về Customer Data Platform là gì và 3 giai đoạn triển khai CDP cho doanh nghiệp nhé!

1. Định Nghĩa Về Customer Data Platform

Customer Data Platform viết tắt là CDP là một nền tảng dữ liệu khách hàng giúp doanh nghiệp tổng hợp và lưu trữ, sắp xếp dữ liệu khách hàng dựa trên những điểm chạm khác nhau. Từ đó, giúp xây dựng dữ liệu thành một nguồn duy nhất. Mọi thông tin khách hàng đều được nhất quán và bảo mật một cách an toàn.

Hệ thống CDP sẽ thu thập và phân loại dữ liệu theo thời gian thực, tập thành các hồ sơ khách hàng mang tính cá nhân hoá. CDP sẽ xây dựng hồ sơ khách hàng bằng cách tích hợp dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau. Bao gồm: website, email, dữ liệu về hành vi trên website… Từ đó, hệ thống sẽ mang đến cho doanh nghiệp những thông tin có giá trị. Và doanh nghiệp có thể tận dụng những thông tin đó để thực hiện các chiến lược kinh doanh, tiếp thị của mình hiệu quả hơn.


2. 3 Giai Đoạn Thiết Lập CDP Cho Doanh Nghiệp

Giai đoạn 1: Lên kế hoạch cho CDP

  • Xác định mục tiêu: Doanh nghiệp cần phải đặt ra những mục tiêu rõ ràng cho việc triển khai CDP. Mục tiêu đó có thể là cải thiện trải nghiệm khách hàng, tối ưu hóa chiến dịch tiếp thị hoặc nâng cao hiệu quả kinh doanh…
  • Đánh giá nhu cầu và nguồn tài nguyên: Để đảm bảo việc triển khai CDP được hiệu quả, doanh nghiệp cần đánh giá được nguồn tài nguyên có sẵn hiện tại của mình. Nó sẽ bao gồm: đánh giá những dữ liệu hiện có, hệ thống và quy trình ở thời điểm hiện tại và nguồn lực về con người, tài chính.
  • Tìm hiểu về các giải pháp CDP: Nghiên cứu và tìm hiểu về các giải pháp CDP có sẵn trên thị trường đây chính là một bước quan trọng. Doanh nghiệp sẽ cần phải so sánh các tính năng, khả năng tích hợp, bảo mật. Để từ đó, chọn lựa hệ thống phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.
  • Xác định phạm vi và tiến độ: Xác định phạm vi của dự án triển khai CDP và lên kế hoạch tiến độ. Doanh nghiệp phải xác định rõ ràng các giai đoạn và công việc cần thực hiện. Đồng thời xác định các mốc thời gian quan trọng để đảm bảo tiến trình triển khai được điều chỉnh và kiểm soát.


Giai đoạn 2: Tích hợp

  • Xác định nguồn dữ liệu: Doanh nghiệp phải xác định các nguồn dữ liệu mà mình cần tích hợp vào hệ thống. Và xác định các định dạng cũng như cấu trúc của dữ liệu để thuận tiện cho quá trình tích hợp.
  • Tích hợp dữ liệu: Triển khai các quy trình và công nghệ tích hợp dữ liệu để chuyển dữ liệu từ các nguồn khác nhau vào hệ thống CDP. Đảm bảo tính nhất quán và chính xác của dữ liệu được chuyển đổi và tích hợp.
  • Đảm bảo tính bảo mật: Áp dụng các biện pháp bảo mật dữ liệu khi tích hợp vào hệ thống CDP. Doanh nghiệp cần đảm bảo rằng dữ liệu được mã hóa, truyền đi an toàn và tuân thủ các quy định về bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư.


Giai đoạn 3: Triển khai

  • Cấu hình và tùy chỉnh: Cấu hình hệ thống CDP theo nhu cầu và yêu cầu cụ thể của doanh nghiệp. Tùy chỉnh giao diện, quy trình làm việc, quản lý quyền truy cập và các thiết lập khác để đáp ứng các yêu cầu đặc biệt của doanh nghiệp.
  • Đào tạo và hỗ trợ: Đào tạo nhân viên về việc sử dụng hệ thống CDP. Cung cấp tài liệu hướng dẫn và hỗ trợ liên tục để đảm bảo nhân viên có khả năng sử dụng hiệu quả hệ thống và tận dụng các tính năng của CDP.
  • Kiểm tra và tối ưu hóa: Kiểm tra toàn bộ quy trình triển khai và đảm bảo tính hoạt động ổn định của hệ thống CDP. Theo dõi và tối ưu hóa hiệu suất, bảo mật và tính khả dụng của hệ thống theo nhu cầu của doanh nghiệp.
  • Phân tích: Trong quá trình triển khai CDP, việc lên kế hoạch, tích hợp và triển khai đóng vai trò quan trọng để đảm bảo hiệu quả của hệ thống. Việc phân tích các yêu cầu, tích hợp dữ liệu từ các nguồn khác nhau và tùy chỉnh hệ thống CDP sẽ giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa tiềm năng của dữ liệu khách hàng và nâng cao hiệu suất kinh doanh.


Trên đây chính là khái niệm về Customer Data Platform là gì và 3 giai đoạn triển khai hệ thống CDP cho doanh nghiệp. Hy vọng với những thông tin trên bạn đã có thể hiểu được và sử dụng CDP một cách hiệu quả. Chúc bạn thành công!

>>> Bài viết tham khảo thêm về Customer Data Platform: https://ezsale.vn/customer-data-platform-la-gi/