Đôi khi mệt mỏi có thể phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm mất ngủ, căng thẳng hoặc bệnh nhẹ. Tuy nhiên, nếu sự mệt mỏi trở thành sự hiện diện lặp đi lặp lại trong cuộc sống của bạn, nó có thể biểu hiện qua các dấu hiệu như tóc dễ gãy, chảy máu nướu, tê chân tay, da dễ nổi mụn, khó chịu ở miệng hoặc móng tay dễ gãy. Những dấu hiệu nhận biết này cho thấy khả năng thiếu hụt các chất dinh dưỡng quan trọng cần thiết cho sức khỏe tổng thể của bạn.

1. Vitamin B12

Vitamin B12 rất cần thiết cho việc sản xuất tế bào hồng cầu, DNA và cần thiết cho hoạt động của hệ thần kinh. Khi cơ thể không được bổ sung đầy đủ vitamin B12, bạn có thể luôn cảm thấy mệt mỏi và uể oải. Nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài có thể dẫn đến suy nhược.

Thiếu vitamin B12 ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hồng cầu và quá trình vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Điều này càng khiến cho cơ thể mệt mỏi hơn.

Ngoài mệt mỏi, khi bị thiếu vitamin B12, cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng khác như:

- Da nhợt nhạt hoặc vàng

- Nhức đầu

- Triệu chứng trầm cảm

- Các vấn đề về đường tiêu hoá như tiêu chảy, buồn nôn, táo bón, đầy bụng, đầy hơi.

- Khó tập trung và suy giảm tinh thần

- Đau và viêm miệng, lưỡi

- Dị cảm tay chân như cảm giác nóng rát hoặc kim châm ở một số vùng nhất định của cơ thể như bàn tay và bàn chân.

- Chuột rút và yếu cơ

Vitamin B12 có nhiều trong các loại thực phẩm như gan động vật, thịt bò, cá hồi, ngao, trứng, ngũ cốc, sữa, ...

Theo khuyến nghị, những người trên 14 tuổi nên bổ sung khoảng 2,4 mcg vitamin B12/ngày. Những trường hợp đặc biệt như người cao tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú có thể cần nhiều hơn lượng khuyến nghị trên, nhưng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để bổ sung với lượng vừa đủ.

Thiếu hụt vitamin B12 không chỉ gây mệt mỏi mà còn gây ra các triệu chứng như chuột rút, khó tập trung, gặp các vấn đề tiêu hoá (Ảnh: Internet)

Đọc thêm:

- Thiếu hụt 7 vitamin và dưỡng chất này sẽ dễ mắc bệnh

- Thời gian cần để bổ sung vitamin đem lại hiệu quả

2. Vitamin D

Vitamin D cần thiết cho sự phát triển của xương và răng vì loại vitamin này chịu trách nhiệm hấp thụ canxi từ chế độ ăn uống. Ngoài ra, vitamin D giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa ung thư và chống lại một số bệnh mạn tính như trầm cảm, bệnh tiểu đường loại 2, bệnh tim, bệnh đa xơ cứng.

Tuy nhiên, sự thiếu hụt vitamin D diễn ra rất phổ biến. Các triệu chứng điển hình khi cơ thể bị thiếu vitamin D như:

- Mệt mỏi

- Thường xuyên bị bệnh

- Đau xương và lưng

- Trầm cảm, lo lắng

- Vết thương lâu lành

- Rụng tóc

- Đau cơ

- Tăng cân

Để bổ sung vitamin D, mọi người có thể bổ sung qua thực phẩm như: cá béo, lòng đỏ trứng, ngũ cốc, sữa và nước trái cây, sữa chua, gan bò.

Ánh sáng mặt trời cũng là nguồn bổ sung vitamin D hiệu quả. Do đó, mọi người nên tắm nắng thường xuyên từ khoảng 7 - 9h sáng.

Theo khuyến nghị, người lớn nên nhận 1.500–2.000 đơn vị quốc tế (IU) vitamin D mỗi ngày.

Thiếu hụt vitamin D thường do chế độ ăn uống không đầy đủ và ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời (Ảnh: Internet)

>>> Có thể bạn quan tâm: http://suckhoetotonline.com/nhung-di...on-mua-do-hop/

3. Vitamin C

Vitamin C được biết đến nhiều với tác dụng tăng cường miễn dịch, có lợi cho da và tóc, giảm nguy cơ mắc bệnh mạn tính, tốt cho tim và não, ...

Một trong những dấu hiệu sớm nhất của việc thiếu vitamin C là mệt mỏi và uể oải. Ngoài ra, khi bị thiếu hụt vitamin này mọi người cảm thấy:

- Da thô ráp, khô và sần sùi

- Lông trên cơ thể hình xoắn ốc

- Nang lông đỏ tươi

- Móng tay hình thìa có đốm đỏ hoặc đường kẻ

- Dễ bị bầm tím

- Vết thương lâu lành hơn bình thường

- Đau, sưng khớp, xương yếu

- Chảy máu chân răng

- Hệ miễn dịch yếu

Lượng khuyến nghị hàng ngày (RDI) đối với vitamin C là 90 mg đối với nam và 75 mg đối với nữ. Những người hút thuốc nên tiêu thụ thêm 35 mg vitamin C mỗi ngày, vì thuốc lá làm giảm quá trình hấp thụ vitamin C và tăng khả năng sử dụng chất dinh dưỡng của cơ thể.

Vitamin C có trong nhiều loại thực phẩm như hoa quả họ cam quýt, ớt chuông, dâu tây, đu đủ, bông cải xanh, ... Vì cơ thể không dự trữ một lượng lớn vitamin C, do đó bạn nên ăn trái cây và rau tươi mỗi ngày.

Một trong những dấu hiệu sớm nhất của việc thiếu vitamin C là mệt mỏi và uể oải (Ảnh: Internet)

4. Vitamin B9

Folate (Vitamin B9) là vitamin nhóm B có nhiều tác dụng như tạo ra DNA, sửa chữa DNA, sản xuất các tế bào máu đỏ.

Thiếu folate có thể gây thiếu máu. Thiếu máu là tình trạng cơ thể có quá ít hồng cầu. Thiếu máu có thể làm mất đi lượng oxy cần thiết cho các mô vì hồng cầu mang oxy. Điều này có thể ảnh hưởng đến chức năng của cơ thể, gây mệt mỏi, uể oải.

Các triệu chứng khác khi cơ thể thiếu vitamin B9 như: tóc bạc, lở miệng, sưng lưỡi, bệnh lý thần kinh ngoại biên. Nếu bị thiếu máu do thiếu Folate, người bệnh còn cảm thấy da nhợt nhạt, hụt hơi, hay cáu gắt. Tuy nhiên, những triệu chứng này thường không rõ ràng.

Để bổ sung vitamin B9 và phòng ngừa thiếu hụt loại vitamin này, mọi người nên lựa chọn những thực phẩm như rau xanh, đậu Hà Lan, cam, quýt, trứng, các loại đậu, măng tây, động vật có vỏ, thị gia cầm, ...

Liều folate khuyến cáo là 400 microgam mỗi ngày. Nhưng phụ nữ mang thai cần bổ sung nhiều hơn để đảm bảo sự phát triển bình thường của thai nhi. Do đó, khi mang thai, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra và bổ sung theo lời khuyên của bác sĩ.

Thiếu hụt vitamin B9 có thể gây ra tình trạng thiếu máu (Ảnh: Internet)

Trên đây là 4 loại vitamin thường bị thiếu hụt gây ra tình trạng mệt mỏi, uể oải. Ngoài ra, thiếu hụt một số dưỡng chất khác cũng có thể gây ra tình trạng tương tự như thiếu hụt vitamin B2, B6, B3, B5, sắt, magie.

Để phòng ngừa nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng, điều quan trọng nhất là bạn nên xây dựng chế độ ăn uống đa dạng, không nên kiêng khem quá mức.

>>> Xem chi tiết tại: http://baovesuckhoemoingay.com/5-nho...-cho-suc-khoe/