Ông Việt cho biết, công việc chính hiện giờ không phải đi bán hàng mà là thu hồi công nợ của những khách hàng trước đó.

“Không được may mắn như ông Việt, tôi vừa mới qua thời gian thử việc xong, thị trường địa ốc đã lại tiếp tục bị đóng băng. Chỉ bán được hai hợp đồng, nhưng chưa thấy hoa hồng”, nhân viên tên Hùng, đồng nghiệp với ông Việt cho biết.

Năm ngoái, tưởng ngành bất động sản ngon ăn, ông Hùng nghỉ việc ở phòng kinh doanh chuyên bán hàng tiêu dùng sang bất động sản căn hộ diamond lotus. Ông Hùng cho biết, giờ mới thấy tiếc mức lương gần 4 triệu đồng ở chỗ làm cũ.

Theo giới kinh doanh địa ốc, từ giữa quý 2 năm ngoái đến nay, có khoảng 30% đến 40% điểm môi giới trên địa bàn thành phố phải đóng cửa. Một trong những khu vực bị tác động nhiều là khu vực quận 2, quận 9.

Dạo quanh một vòng các điểm môi giới can ho diamond lotus, nhiều mặt bằng trước đây là sàn, văn phòng môi giới bất động sản, giờ bảng hiệu bị hạ xuống, xuất hiện tấm bảng nhỏ hơn: cho thuê nhà.

Tại chi nhánh ở quận 2 của một công ty bất động sản có tiếng, một nhân viên cho hay, do không có khách hàng giao dịch nên chi nhánh đóng cửa hai ngày cuối tuần, vốn là thời gian thường có khách tranh thủ đi xem đất, xem nhà trước đây.

Chỉ riêng đường Trần Não, quận 2, trên một đoạn đường dài 1km, 75% trong số hơn 20 điểm giao dịch nay đóng cửa, không hoạt động.

Tại các tuyến đường khác như Lương Định Của, Nguyễn Duy Trinh (quận 2), Đỗ Xuân Hợp (quận 9), nơi có mật độ cao về điểm giao dịch bất động sản căn hộ diamond lotus, nay cũng vắng khách.
Giám đốc sàn giao dịch bất động sản của một công ty xây dựng ở TP.HCM cho biết, sau một năm cầm cự, sống bằng tiền từ công ty mẹ, ông quyết định trả mặt bằng, thuê một vị trí nhỏ trong dự án căn hộ của công ty mẹ.

Hai nhân viên của sàn, theo vị giám đốc này, chủ yếu làm công việc lưu trữ hồ sơ, theo dõi các hợp đồng mua bán của một dự án căn hộ, do công ty mẹ làm chủ đầu tư.

Vị này cho biết thêm, dự án của công ty mẹ cũng trong tình cảnh “gồng mình xây dựng” do trễ tiến độ giao nhà.