Cách sắp xếp và bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh
Tủ lạnh từ lâu đã trở thành một vật dụng quen thuộc của hầu hết mọi nhà. Tuy nhiên để sắp xếp và bảo quản thực phẩm trong tủ sao cho thật đúng cách vẫn chưa được nhiều người quan tâm và biết đến. Việc sắp xếp thức ăn trong tủ một cách có khoa học và đúng cách sẽ giúp thực phẩm được bảo quản lâu hơn, khả năng làm lạnh của máy cũng hiệu quả hơn giúp tiết kiệm điện năng, không gian để thực phẩm.
Những điều cần lưu ý khi bảo quản thịt, cá trong tủ lạnh
Nóc Tủ lạnh HItachi là nơi thoát tất cả các khí nóng ra ngoài. Vì vậy, để giữ tủ lạnh của bạn bền hơn, bạn nên giữ cho nóc tủ lạnh được sạch sẽ và thoáng mát, hạn chế chồng chất đồ đạc lên nóc tủ gây cản trợ sự thoát hơi nóng của tủ.
Sắp xếp thức ăn ở các ngăn và kệ tủ lạnh
+ Phần cánh tủ: Là nơi nhiệt độ cao nhất trong tủ lạnh, rất thích hợp để các loại thực phẩm khô như tôm khô, khô mực …; thực phẩm có chất bảo quản như tương ớt, mayonaise, nước hoa quả … Tránh để các sản phẩm làm từ sữa hoặc từ trứng ở cửa tủ vì với nhiệt độ của cửa tủ không đủ để bảo quản thực phẩm đó. Nên đặt các thực phẩm có khối lượng nặng và có vị mặn ở kệ dưới cùng.
Cánh tủ để các sản phẩm đóng chai như tương, mayonaise
+ Kệ trên cùng: Là ngăn có nhiệt độ thích hợp để các loại thức ăn không cần chế biến như thức ăn thừa, đồ uống hoặc các thực phẩm ăn liền như trái cây tráng miệng, rau quả để lạnh, …

+ Các kệ phía dưới: Càng xuống dưới, các kệ có nhiệt độ càng lạnh hơn các phần khác, nên là nơi thích hợp để sữa, trứng, thịt, và hải sản. Tuy nhiên lưu ý khi lưu trữ các sản phẩm đó là nên trữ trong hộp kín hoặc bao kín để tránh gây mùi cho tủ lạnh.
Các kệ chứa thực phẩm trong tủ lạnh
+ Hộc tủ: Hầu hết các hộc của Tủ lạnh Sanyo có độ ẩm thấp hơn các ngăn và kệ khác trong tủ lạnh nên thích hợp để các loại trái cây, rau củ quả. Vì rau quả rất dễ hư hỏng, héo khi bị mất nước và hư khi có độ ẩm cao, nên để trong ngăn tủ kín giúp thực phẩm giữ được nước, được bảo quản lâu hơn, tươi hơn.
Kinh nghiệm bảo quản rau củ trong tủ lạnh
+ Phần tủ đông đá: Là phần lạnh nhất của tủ lạnh, thích hợp để các loại thực phẩm đông lạnh như tôm, cá, thịt, .. các loại nước sốt, các thực phẩm cần lưu trữ trong thời gian dài và là nơi để làm đá, kem và một số thứ cần làm đông khác.
Lưu trữ thực phẩm tươi sống
Đối với các loại thực phẩm đặc biệt
+ Rượu sâm panh: Rượu sâm panh được bảo quản tốt ở nhiệt độ 4-5oC sẽ ngăn chặn được sự phát triển của hợp chất gây biến đổi màu, nguyên nhân chính gây hư hỏng rượu.
Rượu sâm panh được bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh
+ Gia vị, rau ngò: Những gia vị nêm nếm thức ăn, tốt nhất nên để vào trong hộp được đóng kỹ. Tránh hư hỏng và ám mùi đến các thực phẩm khác trong tủ lạnh của bạn.
+ Các loại hạt và dầu thực vật: Các sản phẩm làm từ các loại hạt hay tinh dầu thực vật vẫn có thể được bảo quản ở tủ lạnh giúp bảo quản sản phẩm lâu hơn, tránh mọt và mốc.
Các loại thực phẩm không nên để trong tủ lạnh
+ Bánh mì, các thực phẩm làm bằng tinh bột: Như người ta thường hay bảo nhau rằng các sản phẩm làm từ bột khi để vào tủ lạnh thì bột sẽ bị “sống”. Bánh mì hoặc bất kỳ các sản phẩm làm từ bột khác khi bỏ vào tủ lạnh, bột bánh sẽ bị mất độ ẩm, sản phẩm bị khô, cứng nên có hiện tượng như bột còn “sống” hoặc rất cứng.
Không nên để bánh mì vào tủ lạnh
+ Hành tây, tỏi, khoai tây: Bỏ tỏi vào tủ lạnh chúng sẽ rất dễ mọc mầm vì độ ẩm lý tưởng trong tủ. Kể cả hành tây và khoai tây.
Những thực phẩm không nên bỏ vào tủ lạnh
Trữ thức ăn trong các ngăn, hộp chuyên dụng
Các thực phẩm như trái cây, thức ăn thừa, bánh kẹo … nên để riêng vào một hộp hay được gói kỹ và gọn gàng nhằm hạn chế được sự xâm nhập của vi khuẩn gây hỏng, ám mùi vào các thức ăn khác cũng như tòa bộ tủ lạnh, giúp dễ dàng sắp xếp, cho không gian tủ rộng hơn.
Bỏ thức ăn vào các hộp đựng có nắp đậy kín
Ví dụ: thịt sống nên để vào hộp đựng có nắp đậy, ngăn chặn mùi hôi tanh ám vào các thức ăn khác.