Ở một góc nhìn khác, chúng ta phải thừa nhận những năm qua diện mạo, hình ảnh đô thị của Thủ đô đã có nhiều sự thay đổi với những cây cầu bắc qua sông Hồng, hầm chui, cầu vượt, vườn hoa…

>>> Xem thêm: GoldSeason

Thế nhưng, một trong những yếu tố cấu thành của không gian, cảnh quan đô thị là biển hiệu, biển quảng cáo lại chưa được chấn chỉnh và thậm chí, có lúc còn bị đánh giá là buông lỏng, gây nên tình trạng lộn xộn, nhếch nhác, mất mỹ quan đô thị. Giờ đây, với tuyến phố kiểu mẫu, biển hiệu, biển quảng cáo được đưa vào diện chấn chỉnh, quản lý. Bị quản lý, dĩ nhiên là sẽ có phản ứng.

Trở lại câu chuyện biển hiệu trên phố Lê Trọng Tấn, không phủ nhận biển hiệu chỉ với hai màu xanh đỏ sẽ tạo nên sự đơn điệu, thiếu điểm nhấn trên tuyến phố. Không một doanh nghiệp, cửa hàng nào muốn có một biển hiệu nhạt hòa, bị trộn lẫn và đồng màu với những cửa hàng khác.



Mỗi chúng ta đều mong muốn bộ mặt đô thị của tuyến phố này nói riêng và của Thủ đô nói chung đẹp hơn. Bởi vậy, thay vì phản bác hãy đưa ra những ý kiến đóng góp xây dựng, điều mà người dân và các nhà quản lý đang mong chờ. Ví như: Quy định kích thước biển hiệu, biển quảng cáo. Màu nền của biển hiệu, biển quảng cáo do doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh tự quyết định. Cần quy định về độ chói của màu sơn…

>>> Tham khảo thêm Chung cư HDI Sunrise

Trả lời báo chí, lãnh đạo quận Thanh Xuân nhấn mạnh, không áp đặt hay ép buộc các đơn vị, cá nhân phải làm biển hiệu theo yêu cầu về màu sắc và tôn trọng logo, thương hiệu riêng của từng đơn vị. Bên cạnh đó, lãnh đạo quận Thanh Xuân cũng cho biết, từ thực tế việc triển khai chỉnh trang tuyến đường Lê Trọng Tấn, thành phố Hà Nội và quận Thanh Xuân sẽ tiến hành tổng kết rút kinh nghiệm tiếp thu ý kiến của nhân dân, báo chí…, để tiếp tục nhân rộng trên một số tuyến đường khác của quận, tạo diện mạo đô thị khang trang trên địa bàn quận và Thủ đô.


Theo Xaluan.