Phó GS.TS Nguyễn Văn Thụ, nguyên Viện trưởng Viện Quy hoạch và Quản lý Giao thông Vận tải (Đại học GTVT) cho hay, hiện nay, giao thông ở Hà Nội đang trở thành bức xúc đối với người dân, vì vậy việc từng bước hạn chế phương tiện cá nhân, tiến tới cấm hoàn toàn xe máy là cần thiết và cần phải làm ngay.

>>> Tham khảo thêm: Chung cư The Golden Palm

Theo ông Thụ để thực hiện được việc này, cơ quan quản lý cần phải thực hiện theo lộ trình từng bước, trước mắt tập trung phát triển hạ tầng giao thông, giao thông công cộng. Ngoài các tuyến đường sắt trên cao đang xây dựng như Cát Linh- Hà Đông; Nhổn – ga Hà Nội, cần phải xây dựng thêm các tuyến đường sắt khác như tuyến Long Biên- ga Hà Nội; xây dựng thêm hầm đường bộ ở các nút giao thông trọng điểm như Lê Văn Lương, Cầu Giấy, các cửa ngõ vào Thủ đô.

Đồng thời, nghiên cứu dành thêm không gian mặt đường trên một số hành lang rộng rãi, quan trọng của thành phố như Nguyễn Chí Thanh, Lê văn Lương, Trần Duy Hưng, Nguyễn Trãi, Cầu Giấy…Trồng thêm cây xanh trên các trục đường chính, tạo không gian cho người đi bộ.



“Hiện nay phương tiện xe buýt ở nội đô mới đáp ứng được khoảng 10% (khoảng 1.400 xe buýt) nhu cầu đi lại của người dân. Vì vậy, ngoài xây dựng hạ tầng đồng bộ, giao thông công cộng phải đáp ứng được 50% nhu cầu đi lại của người dân thì mới có thể tiến tới việc cấm xe máy”, ông Thụ chia sẻ.

Ông Thụ cho biết, việc phát triển dịch vụ ở các tuyến đường nhỏ hẹp, con ngõ hẹp, dài cũng rất cần thiết. Tại khu vực này, cần phải phát triển dịch vụ xe đạp công cộng để đáp ứng nhu cầu của người dân đi lại. Khi người dân cần dịch vụ là có thể đáp ứng ngay.

>>> Xem thêm: The golden palm

“Trước đây, Trung Quốc cũng áp dụng rất thành công dịch vụ xe đạp công cộng tại con ngõ nhỏ, hẹp trong giai đoạn người dân chuyển từ xe máy sang vận tải công cộng. Tại Hà Nội, nếu có làn đường riêng dành cho xe đạp thì phương án này cũng hoàn toàn khả thi”, ông Thụ nói thêm.



Theo Xaluan.