Việt Nam ta có câu “Dạy con từ thuở còn thơ”. Tuổi thơ rất hiếu động và ham chơi. Thấy rõ điều đó Đảng, Nhà nước và Bộ giáo dục đào tạo đã vận dụng để đưa bộ môn âm nhạc vào giảng dạy ở trường THCS.

Nói đến thế giới loài người nói chung, đất nước Việt Nam nói riêng. Trước đây cuộc sống của con người gặp nhiều khó khăn, nền khoa học kỹ thuật chưa phát triển, kinh tế vật chất còn nghèo nàn dẫn đến con người chỉ lo cơm ăn áo mặc. Nhưng cho tới ngày nay cuộc sống của con người ngày càng được nâng cao. Để cuộc sống con người được văn minh hơn thì điều trước tiên chúng ta không thể thiếu được đó là nhu cầu về đời sống tinh thần. Vì vậy âm nhạc, nhạc cụ đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của nhân loại ngày nay. Mặc dù âm nhạc đã có từ lâu. Nhưng ở Việt Nam ta âm nhạc mới được phát triển và đưa vào nền giáo dục trong những năm gần đây, phải chăng đó cũng là một thiệt thòi cho những bậc học sinh đi trước.

Xem thêm nhạc cụ đàn piano bán tại Việt Thương

Xem thêm nhạc cụ giáo dục được Việt Thương phân phối



NINO48WB-M Wood Djembe


Với những cơ sở lý luận như trên nên mục đích nghiên cứu đề tài này là nhằm khảo sát tình hình học tập bộ môn âm nhạc của học sinh ở trường THCS mà trọng tâm là khảo sát sự hứng thú học tập môn âm nhạc của học sinh, khả năng tiếp thu những kiến thức âm nhạc, khả năng thể hiện các bản nhạc của học sinh, tình hình dạy của giáo viên và điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho công tác dạy và học của trường THCS.

Chúng ta đều biết rằng khi làm việc gì có hứng thú thì chắc rằng sẽ đạt được kết quả nhất định. Đối với việc học tập của học sinh thì điều đó lại vô cùng quan trọng, bởi vì lứa tuổi của các em nếu có ý thức tiếp thu kiến thức và biết vận dụng những kiến thức để giải quyết những vấn đề đặt ra thì kiến thức đó được các em nhớ rất lâu và rèn luyện kỹ năng thực hành cũng như thói quen ứng xử tốt trong mọi hoàn cảnh, đặc biệt là tiếp thu kiến thức về âm nhạc và khả năng vận dụng những kiến thức để giải quyết bài tập ở sách giáo khoa cũng như những kiến thức âm nhạc trong cuộc sống.