Nhờ vị trí chiến lược và hệ thống hạ tầng ngày một hoàn thiện giúp kết nối thuận lợi hơn, thị trường đất nền vùng ven Nam Sài Gòn được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh trong thời gian tới.

>>> Xem thêm: cty propertyx

>>> Xem thêm: mua nhà chung cư





Cú hích từ hạ tầng “tỉ đô”

Theo quy hoạch phát triển, khu Nam Sài Gòn được định hướng sẽ hình thành các đô thị mới hiện đại kết hợp bảo vệ môi trường sinh thái. Trong hơn 25 năm qua, từ vùng đất phèn trũng, Nam Sài Gòn đã xuất hiện Phú Mỹ Hưng - khu đô thị kiểu mẫu đầu tiên của Việt Nam – nơi thu hút đông đảo giới trí thức, doanh nhân, Việt kiều và người nước ngoài đến sinh sống.

Từ “hạt nhân” Phú Mỹ Hưng, hiện nay Nam Sài Gòn đang đón thêm nhiều dự án tầm cỡ, hứa hẹn chia sẻ tình trạng quá tải cho trung tâm thành phố hiện hữu. Có thể kể đến như Dragon City (quy mô 65ha), Him Lam Kênh Tẻ (65ha) hay GS Metro City (350ha), Saigon Peninsula (118ha)… Đặc biệt, TP.HCM đang xúc tiến xây dựng hai dự án lớn là khu đô thị - cảng Hiệp Phước với quy mô hơn 3.900 ha và khu đô thị - du lịch biển Cần Giờ quy mô 2.870 ha.

Theo quy hoạch, khu đô thị - cảng Hiệp Phước sẽ cung cấp các dịch vụ hỗ trợ khu cảng, khu công nghiệp, phục vụ nhu cầu của các chuyên gia đến cư trú, làm việc, đồng thời kết nối với các khu đô thị lân cận. Nơi đây tập trung 4 cảng lớn của Việt Nam nằm dọc theo sông Soài Rạp gồm Cảng Container Quốc tế SPTC, Cảng Sài Gòn Hiệp Phước, Tân Cảng Hiệp Phước, Cảng Quốc tế Long An. Kèm theo là các ngành công nghiệp, dịch vụ cảng biển sử dụng công nghệ cao… Trong khi đó, khu đô thị - du lịch biển Cần Giờ sẽ trở thành trung tâm du lịch, hội nghị, vui chơi giải trí mang tầm cỡ quốc tế.

Để đáp ứng nhu cầu phát triển, thời gian vừa qua TP. HCM cũng đã đầu tư một loạt dự án hạ tầng với tổng vốn đầu tư hàng tỉ đô la Mỹ. Ngoài đại lộ Nguyễn Văn Linh, cầu Phú Mỹ, đường Nguyễn Hữu Thọ, cầu Tân Thuận 2, cầu Kênh Tẻ và cầu Nguyễn Văn Cừ, mở rộng quốc lộ 50, thời gian tới Nam Sài Gòn còn được bổ sung các dự án như đường trục Bắc – Nam kéo dài từ quốc lộ 22 đến khu đô thị - cảng Hiệp Phước, cầu Kênh Tẻ 2, cầu Thủ Thiêm 4, nút giao Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ… Đặc biệt, tuyến metro số 4 sẽ được kéo dài ra từ Thạnh Xuân (quận 12) ra đến khu đô thị - cảng Hiệp Phước. Tổng vốn đầu tư cho các công trình quan trọng này lên đến hơn 5 tỉ đô la Mỹ.

Chưa hết, Nam Sài Gòn còn được hưởng lợi rất lớn từ các tuyến Vành đai 3, Vành đai 4 đang thành hình và cao tốc Bến Lức – Nhà Bè - Long Thành đang chuẩn bị đưa vào hoạt động. Mới đây TP. HCM cũng đã chấp thuận chủ trương đầu tư cầu Bình Khánh, cầu Cần Giờ và nâng cấp đường Rừng Sác để tăng cường tính liên kết giữa tam giác đô thị gồm Phú Mỹ Hưng – Hiệp Phước và Cần Giờ.

Những công trình “tỉ đô” này hứa hẹn sẽ tạo nên cú hích phát triển đột phá cho toàn bộ khu vực phía Nam TP. HCM, bao gồm cả huyện Cần Giuộc và Bến Lức của tỉnh Long An. Đây cũng là lý do Nam Sài Gòn được đề xuất thành lập đặc khu kinh tế trong thời gian tới.

Khơi dậy tiềm năng bất động sản

Đón đầu cú hích từ hệ thống hạ tầng, nhiều doanh nghiệp lớn đang chạy đua triển khai dự án tại Nam Sài Gòn như Vingroup, Novaland, Hưng Thịnh, Sadeco, Hưng Lộc Phát, Nam Long… Sức nóng còn lan tỏa đến huyện Cần Giuộc, Bến Lức giáp ranh TP. HCM với các dự án của Long Hậu, T&T Group, Nam Long... Ngay cả những “ông lớn” như Vingroup, Vạn Thịnh Phát, Him Lam, Thaco cũng đều đang chuẩn bị triển khai các dự án khổng lồ tại đây.

Thực tế cho thấy, quy mô thị trường bất động sản TP. HCM đã vượt ra khỏi ranh giới hành chính trong “vùng đô thị TP. HCM”. Các địa bàn giáp ranh như Cần Giuộc, Bến Lức sẽ hưởng lợi nhiều nhất khi được xem như “sân sau” của TP. HCM. Điều này sẽ giúp thị trường bất động sản trở nên tiềm năng hơn bao giờ hết và đó cũng là thời cơ cho các nhà đầu tư đi trước nắm bắt cơ hội.

>>> Xem thêm: http://propertyx.net.vn