Các bữa ăn trong chế độ Atkins hạn chế tinh bột, đường nhưng cho phép ăn đạm, chất béo thỏa thích.

Những người ủng hộ chế độ ăn kiêng Atkins cho rằng bạn có thể giảm cân khi ăn nhiều chất đạm và chất béo tùy ý, miễn là tránh thực phẩm giàu carb.

>>> Xem thêm: căng da mặt 3 lớp

>>> Xem thêm: căng da mặt tphcm

>>> Xem thêm: bác sĩ thẩm mỹ nào uy tín

Trong 10 năm qua, hơn 20 nghiên cứu đã chỉ ra chế độ ăn ít carb, không cần tính lượng calorie có hiệu quả trong việc giảm cân và cải thiện sức khỏe.

Chế độ ăn kiêng Atkins được đặt theo tên bác sĩ Robert C. Atkins, người đã viết một cuốn sách bán chạy nhất về thực đơn này vào năm 1972.

Kể từ đó, chế độ ăn kiêng Atkins đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Chế độ ăn này ban đầu bị cho là không lành mạnh do hàm lượng chất béo bão hòa cao. Tuy nhiên, các nghiên cứu mới đánh giá chất béo bão hòa không gây hại nhiều như vậy.

Kể từ đó, chế độ ăn Atkins đã được phân tích kỹ lưỡng và kết luận có khả năng dẫn đến giảm cân nhiều hơn và cải thiện cholesterol, chất béo trung tính, các dấu hiệu sức khỏe khác so với chế độ ăn ít chất béo.

Mặc dù có nhiều chất béo nhưng nhìn chung, chế độ Atkins không làm tăng cholesterol xấu, điều này chỉ xảy ra ở một nhóm nhỏ.

Chế độ ăn kiêng ít carb có hiệu quả giảm cân do giảm lượng carb và tăng lượng protein giúp giảm cảm giác thèm ăn, khiến bạn ăn ít calorie hơn.

Chế độ ăn kiêng Atkins gồm 4 giai đoạn:

- Giai đoạn 1 (khởi đầu): Dưới 20g carb mỗi ngày trong 2 tuần. Ăn nhiều chất béo, protein cao với các loại rau ít carb như rau lá xanh.

- Giai đoạn 2 (cân bằng): Từ từ thêm các loại hạt, rau ít carb và một lượng nhỏ trái cây.

- Giai đoạn 3 (tinh chỉnh): Khi bạn đã gần đạt được trọng lượng mong muốn, hãy thêm nhiều tinh bột hơn cho đến khi quá trình giảm cân chậm lại.

- Giai đoạn 4 (duy trì): Bạn có thể ăn thoải mái carb lành mạnh mà không bị tăng cân.

Tuy nhiên, các giai đoạn này khá phức tạp và có thể không cần thiết. Một số người bỏ qua giai đoạn 1 và ăn nhiều rau, trái cây ngay từ đầu.

Thực phẩm cần tránh

- Đường: Nước ngọt, nước hoa quả, bánh ngọt, kẹo, kem…

- Ngũ cốc: Lúa mì, lúa mạch, gạo

- Dầu thực vật

- Chất béo chuyển hóa: Thường có trong thực phẩm chế biến sẵn

- Các loại rau có hàm lượng carb cao: Cà rốt, củ cải… (giai đoạn 1)

- Trái cây có hàm lượng carb cao: Chuối, táo, cam, lê, nho… (giai đoạn 1)

- Khoai tây, khoai lang (giai đoạn 1)

- Các loại đậu (giai đoạn 1)

Thực phẩm nên ăn

- Các loại thịt bò, lợn, cừu, gà

- Cá và hải sản béo

- Trứng

- Các loại rau ít carb: Cải xoăn, bông cải xanh, măng tây…

- Sữa nguyên chất: Bơ, phô mai, sữa chua nguyên chất

- Các loại hạt: Hạnh nhân, mắc ca, hướng dương, quả óc chó…


- Chất béo lành mạnh: Dầu ô liu nguyên chất, dầu dừa…

Bạn sẽ giảm cân với các bữa ăn có nguồn protein béo với rau, các loại hạt và một số chất béo lành mạnh.

Đồ uống: Nước, cà phê, trà xanh, một lượng nhỏ rượu.