Bạn đã từng tự mua kháng sinh tại nhà thuốc Tây khi viêm họng hoặc nhiễm khuẩn? Bạn chưa từng hỏi lại bác sĩ tại sao toa thuốc được kê của bạn lại có những loại kháng sinh A, kháng sinh B và tác dụng của nó thế nào trong việc điều trị?

Hãy cùng tìm hiểu một chút về những điều “quen” của kháng sinh.

Đầu tiên phải tìm hiểu từ đâu chúng ta lại lệ thuộc quá nhiều vào kháng sinh như vậy. Kháng sinh giúp con người chống lại các loại bệnh do vi khuẩn gây ra và làm giảm tỉ lệ tử vong xuống mức thấp nhất. Cứ tưởng tượng nếu không có kháng sinh biết bao bệnh “nhỏ” cũng thành “to”, một vết trầy xước ở bàn tay cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng máu gây tử vong. Dần dà, kháng sinh là loại thuốc quen thuộc với mỗi người, mỗi gia đình. Từ việc mua và bán một cách dễ dàng tại tất cả các cửa hàng thuốc Tây và được kê đơn trong hầu hết các toa thuốc dẫn đến thói quen sử dụng kháng sinh như một giải pháp hiển nhiên để kháng và loại bỏ các loại vi khuẩn khi bị chúng tấn công.




Với hai câu hỏi ở phía trên, nếu bạn trả lời “CÓ” cho 1 trong 2 câu hoặc cả hai thì bạn đã mắc phải “thói quen” xấu khi sử dụng kháng sinh. Một vài thông tin cơ bản về kháng sinh sẽ giúp bạn điều chỉnh thói quen sử dụng loại thuốc này.

Uống kháng sinh không đủ liều: một liều kháng sinh cho một đợt chữa trị thường được kéo dài từ 5 – 7 ngày nhưng hầu hết đã có tác dụng sau 2 ngày dùng thuốc. Ngay khi thấy tình trạng bệnh đã cải thiện, hầu hết mọi người đều ngưng dùng hết liều đã được kê toa. Điều này rất nguy hiểm, vì sau 2 ngày, những vi khuẩn chưa bị tiêu diệt sẽ tự biến đổi gene khi phân chia tạo nên những thế hệ sau miễn dịch được với loại kháng sinh đã được dùng không đủ liều. Vậy là những lần sử dụng kháng sinh sau, tác dụng sẽ giảm dần vì vi khuẩn thế hệ mới đã *khỏe hơn*.


Kháng thuốc: đây là vấn đề hoàn toàn có thể xảy ra và xảy ra một cách nhanh chóng nếu bạn sử dụng kháng sinh thường xuyên và sai liều như ví dụ. Nếu như trước đây, khi thế giới đưa ra những thế hệ kháng sinh đầu tiên, phải mất 10 năm để vi khuẩn thích ứng và tạo nên sức kháng thuốc kháng kháng sinh thì vài năm gần đây thời gian này đã được rút ngắn xuống chỉ còn một vài năm, đó là lý do tại sao các công ty dược lớn trên thế giới liên tục phải nghiên cứu để đưa ra những thế hệ kháng sinh mới thay thế cho thế hệ đã mất tác dụng ngay trước đó.

Dị ứng kháng sinh: ngày càng nhiều người dị ứng với các chất trong kháng sinh dùng để điều trị bệnh, những triệu chứng nhẹ sẽ là nổi mẩn ngứa, phát ban cho đến những triệu chứng cấp tính và nguy hiểm như sốc phản vệ. Một lưu ý cũng rất quan trọng là bạn có thể không dị ứng với chất kháng sinh đó trong đợt đầu dùng nhưng khi dùng lặp lại ở đợt điều trị tiếp sau.


Hãy nhớ 4 quy tắc khi sử dụng kháng sinh: Đúng chỉ định, liều lượng, thời gian và cách dùng.


Và chuyện “lạ”’ của kháng sinh

Trước thực trạng kháng sinh ngày càng mất tác dụng do ý thức sử dụng kháng sinh của con người, việc nghiên cứu các loại kháng sinh mới cũng mất nhiều thời gian và công sức hơn, các nhà khoa học đã tìm đến các loại kháng sinh có trong tự nhiên, an toàn và đặc biệt không mất tác dụng khi sử dụng thường xuyên và liên tục. Nhắc đến kháng sinh thiên nhiên thì không thể bỏ qua tác dụng tuyệt vời mà keo ong mang lại bởi khả năng kháng khuẩn của nó từ những thế kỷ trước. Đến nay, keo ong còn được biết đến với tác dụng chống oxy hoá và giúp tăng cường hệ miễn dịch. Keo ong được dùng phổ biến trong các điều trị ho do viêm họng, nhiệt miệng ở cả người lớn và trẻ em. Chống oxy hóa, phục hồi tổn thương da với các vết thương, chống vi khuẩn Hp và ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư.




Hãy xem xét từ một bệnh đơn giản mà chúng ta rất thường xuyên mắc phải nhiều lần trong năm mỗi khi thời tiết thay đổi như viêm họng. Khi cổ họng bắt đầu có dấu hiệu đau rát và nóng bừng, bạn thường nghĩ ngay đến việc tự mua kháng sinh với liều uống từ 3 – 5 ngày hoặc đi khám và được bác sĩ kê toa từ 5 – 7 ngày cho 1 lần điều trị. Trong khi thực tế, ngay khi thấy các triệu chứng như cổ họng rát và khi nuốt nước bọt bị đau, bạn đã có thể ngăn ngừa ổ viêm xuất hiện bằng cách sát trùng bằng nước muối hoặc sử dụng các loại kháng sinh tự nhiên như keo ong để kháng khuẩn.

Chỉ với một chút lưu ý và “lắng nghe” cơ thể mình, bạn có thể dần loại bỏ thói quen xấu phụ thuộc và lạm dụng kháng sinh, chính những điều nhỏ này sẽ giúp bạn có ý thức hơn trong việc duy trì và sống khoẻ.