Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển điện gió như đường bờ biển dài, tốc độ gió trung bình khoảng 6 – 7 m/s, gió ổn định. Chính vì vậy, các chuyên gia cho rằng cần nghiên cứu và đầu tư phát triển mạnh nguồn năng lượng này.

Quy hoạch điện điều chỉnh của Việt Nam đặt mục tiêu đưa tổng công suất nguồn điện gió từ mức 140 MW hiện nay lên khoảng 800 MW vào năm 2020, khoảng 2.000 MW vào năm 2025 và khoảng 6.000 MW vào năm 2030. Trong khi đó, tiềm năng khai thác điện gió ở Việt Nam được dự báo ở mức 10.000 MW.

Theo ông Bùih Văn Thịnh – Chủ tịch Hiệp hội Điện gió Bình Thuận, điện năng lượng mặt trời đã ngày càngnhiều hơn các doanh nghiệp tham gia vào việc đăng ký triển khai dự án điện gió tại Việt Nam. Công suất đăng ký lên tới 5.700 MW.

Tuy nhiên vẫn còn khó khăn đặt ra cho việc phát triển điện gió. Hiện giá mua điện gió ở Việt Nam quá thấp nên khó chứng minh tính khả thi của dự án với các ngân hàng để có thể vay vốn.

Ngoài việc giá mua điện gió hiện thuộc hàng thấp nhất thế giới, chỉ 7,8 UScent/kWh cho điện gió trên bờ và 9,8 Uscent/kWh cho điện gió trên biển, điện năng lượng mặt trời so với Thái Lan 20 UScent/kWh; Philippines 29 UScent/kWh; Nhật Bản 30 UScent/kWh, thì cơ sở hạ tầng, cảng biển và đường sá tại Việt Nam còn hạn chế khó đáp ứng việc vận tải các hệ thống siêu trường siêu trọng.

Trước đó, Hiệp hội Điện gió Bình Thuận đã kiến nghị Bộ Công Thương, Chính phủ nâng giá mua điện gió lên 8,77 UScent/kWh tương đương với 1.920 đồng/kWh đối với điện gió trên bờ và 9,97 UScent/kWh cho điện gió trên biển, nhưng đến nay chưa được phê duyệt. Trong khi đó, giá mua điện gió phải là 9,5 UScent/kWh cho điện gió trên bờ thì doanh nghiệp mới có lãi", ông Thịnh cho biết.

Dự án Nhà máy điện gió Phú Lạc (Bình Thuận), vay 35 triệu euro vay của Ngân hàng Tái thiết Đức. Mỗi năm nhà máy phải trả 3 triệu euro tiền nợ (khoảng 70 tỷ đồng). Ví như mỗi năm nhà máy đạt doanh thu khoảng 100 tỷ đồng thì sau khi trả nợ chỉ còn 30 tỷ để trang trải mọi chi chí từ vận hành, trả lương, đóng thuế,...


Hiện nay, Nhà máy điện gió Phú Lạc của công ty Cổ phần Phong Điện Thuận Bình đang trong giai đoạn 1 với 12 tuabin (công suất tối đa 2 MW/tuabin/năm) đã đi vào hoạt động được hơn 8 tháng.

Dự kiến, nang luong mat troi sau khi vận hành nhà máy điện gió Phú Lạc giai đoạn 1, trong năm 2017 đơn vị này cho biết sẽ thực hiện dự án điện gió 30MW ở Ninh Thuận và năm 2018 sẽ phát triển thêm 30MW điện mặt trời tại khu vực điện gió Phú Lạc.

Nguồn: Báo Công Thương điện tử